Các chỉ báo EV/EBIT và EV/EBITDA, EBIT Margin, EBITDA Margin và rất nhiều chỉ báo khác nữa được dùng để đánh giá toàn cảnh bức tranh của các doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn, vốn vay và cấu trúc của chúng trong những doanh nghiệp đó. Bài viết hôm nay sẽ giúp chúng ta có thể tìm hiểu rõ hơn về EV/EBITDA là gì nhé.
Chỉ số EV/EBITDA là gì?
Chỉ số EV/BITDA và EV/EBIT là 2 chỉ số được dùng để định giá cổ phiếu khi bạn tham gia thị trường chứng khoán.
Nhưng đây là 2 chỉ báo không được sử dụng rộng rãi tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tuy nhiên trên thế giới lại có rất nhiều nhà đầu tư sử dụng chỉ số này, điển hình như: Joel Greenblatt.
Cách tính chỉ số EV/EBIT và EV/EBITDA

Trong đó:
- EV: Giá trị doanh nghiệp.
- EBIT: Có nghĩa là lợi nhuận trước lãi vay và thuế
- EBITDA: Nghĩa là lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao
Cụ thể hơn:
- EV (giá trị doanh nghiệp) = Vốn hóa thị trường + Tổng nợ – Tiền mặt
- EBITDA được tính bằng: Lợi nhuận thuần trước thuế + Chi phí lãi vay + Khấu hao
- EBIT được tính bằng: Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay
Những ưu và nhược điểm của chỉ số EV/EBITDA là gì?

Qua khái niệm EV/EBITDA là gì thì bạn cần biết những ưu điểm của EV/EBITDA.
Ưu điểm
- Được sử dụng rộng rãi với những NĐT chuyên nghiệp
- Hoạt động tốt nhằm định giá ở những doanh nghiệp ổn định, có chi phí vốn thấp
- Có giá trị so sánh khá tốt ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau
Nhược điểm
- Không tính tới chi phí vốn
- Khó có thể tính toán khi có tăng trưởng biến động
- Hiện NĐT cá nhân tự tính toán, vì chưa phổ biến rộng rãi ở TTCK Việt Nam.
Ý nghĩa khi sử dụng chỉ số EV/EBIT và EV/EBITDA là gì?
Trong các chỉ số định giá cơ bản như là P/E, P/B, P/S, có thể nói 2 chỉ số EV/EBIT và EV/EBITDA gần giống với chỉ số P/E nhất. Tuy nhiên điểm khác biệt của chúng cũng vô cùng rõ rệt:
EV/EBIT loại bỏ sự thay đổi trong cơ cấu vốn, nhằm giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn chuẩn xác hơn khi các doanh nghiệp có cấu trúc vốn khác biệt nhau, hiểu một cách đơn giản là quy đồng mẫu những công ty có mức nợ và tiền mặt không giống nhau.
EV/EBITDA thì mạnh dạn hơn, nó loại bỏ sự thay đổi trong cơ cấu vốn và khấu hao nhằm giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn chuẩn xác hơn khi các doanh nghiệp có cấu trúc vốn hay ngành khác nhau.
Định giá cổ phiếu bằng EV/EBITDA thế nào?

Các bước để tính EV/EBITDA:
Bước 1: Chọn các ngành có doanh nghiệp cần phân tích
Bước 2: Chọn các doanh nghiệp trong ngành có các yếu tố chênh lệch không quá lớn: doanh nghiệp quá lớn hoặc quá nhỏ, doanh nghiệp có sự khác nhau về địa lí, doanh nghiệp quá khác biệt nhau về sản phẩm
Bước 3: Tập hợp dữ liệu tài chính trong thời hạn 3 năm (Doanh thu, lợi nhuận gộp, EBITDA, EPS, nợ…)
Bước 4: Tập hợp dữ liệu về thị trường điển hình như thị giá cổ phiếu, khối lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành bình quân hoặc dữ liệu vốn hóa thị trường của cổ phiếu trong những thời điểm thích hợp của kỳ báo cáo tài chính.
Bước 5: Tính EV, EBITDA cho mỗi công ty và trung bình của ngành
Bước 6: Tính tỉ số EV/ EBITDA theo từng năm
Bước 7: So sánh các doanh nghiệp, chọn doanh nghiệp phù hợp với tỉ số hợp lí.
Cách thông thường nhất để dùng tỉ số này chính là đặt nó trong trương quan giữa các doanh nghiệp trong ngành, nếu quá thấp hoặc so với trung bình ngành hay các cổ phiếu khác, cổ phiếu bị định giá thấp.
Nếu tỉ số này càng thấp có nghĩa là doanh nghiệp đang bị đánh giá khá thấp so với các doanh nghiệp khác, thì đây là cơ hội tốt để mua vào
Tuy nhiên, vẫn còn điểm hạn chế của EV/EBITDA vì EBITDA chưa phản ánh hết các yếu tố về dòng tiền hay sự chênh lệch lãi vay, ngoài ra, chất lượng lợi nhuận trên báo cáo tài chính có khả năng phản ánh chưa chính xác hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dẫn tới sự không chính xác tuyệt đối của tỉ số EV/EBITDA.
Do đó tốt nhất các nhà đầu tư nên kết hợp các phương pháp định giá và các phương pháp phân tích khác,dự phòng để có một cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp và cổ phiếu.
EV/EBIT và EV/EBITDA đạt bao nhiêu thì tốt?
Thông thường, 2 chỉ số EV/EBIT và EV/EBIDA dưới 10 có thể được xem là tốt. Tuy nhiên bạn cần chú ý:
So sánh 2 công ty trong cùng 1 ngành sẽ cho ra một cái nhìn khách quan và chuẩn xác nhất. EV/EBIT hay EV/EBITDA cao có thể là do công ty có giá trị, nhưng cũng có thể là do doanh nghiệp có chất lượng tốt, và tăng trưởng khá ổn định. EV/EBIT hay EV/EBITDA thấp có khả năng là công ty định giá thấp nhưng cũng có thể chất lượng doanh nghiệp kém.
Kết luận
Như vậy, qua bài viết trên đây bạn đã biết được EV/EBITDA là gì và những thông tin cơ bản về EV/EBITDA. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có được sự lựa chọn đúng đắn cho đầu tư cổ phiếu của mình.