Chỉ số P/E là một trong những con số quan trọng trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh. P/E là một chỉ số tài chính cơ bản được sử dụng để định giá cổ phiếu. Bạn là người quan tâm đến thị trường chứng khoán nhưng lại chưa hiểu về chỉ số P/E, không hiểu được tầm quan trọng của P/E và chỉ số P/E như thế nào là tốt để nhận định được chứng khoán nào là tốt cho việc đầu tư thì hãy đọc bài viết bày để tìm hiểu chỉ số P/E.
Những thông tin cơ bản của chỉ số P/E như thế nào là tốt?

Chắc hẳn bạn đã nghe qua chỉ số P/E nhưng lại không biết rằng chỉ số P/E đang nói đến là những vấn đề gì mà lại quyết định giá cổ phiếu hãy tìm hiểu định nghĩa chỉ số P/E và chỉ số P/E như thế nào là tốt.
Định nghĩa chỉ số P/E
Theo góc độ kinh tế thì chỉ số P/E là một chỉ số tài chính quan trọng được sử dụng trong việc định giá cổ phiếu và đánh giá tiềm năng (mang tính tương đối) của cổ phiếu. Chỉ số P/E được dùng để đo lường mối quan hệ của hai thành phần là giá thị trường của cổ phiếu tiếng anh viết tắt là Price và thu nhập trên một cổ phiếu tiếng anh viết tắt là EPS, hoặc hiểu theo cách khác chỉ số này cho bạn biết được rằng bạn sẽ trả bao nhiêu cho một cổ phiếu nhất định dựa trên mức thu nhập của cổ phiếu đấy.
Chỉ số P/E được nhiều nhà đầu tư biết đến và sử dụng phổ biến là do Benjamin Graham (cha đẻ của quan điểm đầu tư giá trị) cho rằng chỉ số P/E là cách để định giá giá trị của một cổ phiếu đang lưu hành nhanh nhất và dễ dàng nhất.
Cách để đánh giá chỉ số P/E như thế nào là tốt
Vậy đánh giá chỉ số P/E cao hay thấp là như thế nào.
Khi nào thì chỉ số P/E thấp
Chỉ số P/E xuống thấp khi công ty gặp những vấn đề như: giá cổ phiếu được định giá thấp, Công ty xuất hiện lợi nhuận đột biến ngoài sự dự đoán, chẳng hạn như bán tài sản hoặc bán công ty con, công ty đang gặp những vấn đề như tài chính hoặc kinh doanh.
Khi nào thì chỉ số P/E cao
Chỉ số P/E Lên cao khi công ty khi: giá cổ phiếu của công ty được định giá cao, công ty có lợi nhuận không cao nhưng mang tính chất tạm thời, triển vọng phát triển của công ty tốt.
Cách đánh giá chỉ số P/E tốt
Để có thể nói rằng một chỉ số P/E nào đó là tốt hay không tốt và tốt như thế nào? Để muốn biết chỉ số P/E nào đó có tốt không thì không chỉ dựa vào chỉ số P/E cao hay thấp mà phải đem ra so sánh với với chỉ số P/E toàn ngành và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập dự kiến của công ty.
Ví dụ như: P/E của công ty cổ phần Sữa Việt Nam có (Mã: VNM) trong những năm qua luôn duy trì ở mức cao và còn cao hơn mức trung bình toàn thị trường. Giá cổ phiếu VNM của công ty này liên tục tăng kể từ khi niêm yết. Vậy nên, ý nghĩa chỉ số P/E cao của cổ phiếu công ty này là triển vọng trong tương lai rất tốt của cổ phiếu VMN.
Cách tính chỉ số P/E

Chỉ số P/E sẽ được tính theo công thức sau đây:
P/E= Price chia cho EPS.
Trong đó: Price là giá thị trường của cổ phiếu và EPS là lợi nhuận ròng của một cổ phiếu.
Trong công thức này thì chỉ số EPS là quan trọng nhất do EPS thể hiện phần lợi nhuận mà doanh nghiệp quy định cho mỗi cổ phần đang được lưu hành trên thị trường, chỉ số này giúp bạn biết được khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp đó.
Lợi ích và hạn chế mà chỉ số P/E mang lại

Mỗi chỉ số trong doanh nghiệp điều có mặc lợi và hại của nó, chỉ số P/E cũng không ngoại lợi.
Lợi ích của chỉ số P/E khi định giá cổ phiếu
Bạn có thể dễ dàng tính được chỉ số P/E của doanh nghiệp chỉ với những bước đơn giản
Hiệu quả mà Chỉ số P/E có được là phản ánh kết quả hoạt động của công ty và tâm lý thị trường, do đó đây là chỉ số tuyệt vời để định giá cổ phiếu hiệu quả cho bạn
Chỉ số P/E là thước đo tâm lý hiệu quả, điều này giúp bạn hoàn toàn có thể tính được chỉ số P/E của toàn thị trường.
Hạn chế của chỉ số P/E khi định giá cổ phiếu
Chỉ số P/E âm là khi doanh nghiệp nào đó kinh doanh thiếu hiệu quả và xảy ra lổ dẫn tới chỉ số EPS về mức âm thì chỉ số P/E của doanh nghiệp đó sẽ không sử dụng được.
Chất lượng ESP không chính xác do nhiều trường hợp doanh nghiệp dùng những nghiệp vụ kế toán mà có thể điều chỉnh hợp nhuận tăng hoặc giảm đột biến, phục vụ lợi ích của họ.
Kết luận
Qua bài viết này chắc bạn đã hiểu được chỉ số P/E như thế nào là tốt và những lợi ích hay hạn chế của chỉ số P/E này. Hãy tận dụng những hiểu biết này vào trong công việc kinh doanh của bạn để giúp việc định giá cổ phiếu dễ dàng và hiệu quả hơn.