“Trẻ em tương lai, thế giới ngày mai” điều này thể hiện rõ quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam. Trẻ em là thế hệ cần được chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo bọc vì đây chính là thể hệ nòng cốt trong công cuộc xây dựng đất nước.
Quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam
Thực trạng
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn dò trong di chúc trước khi lâm chung rằng:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan
Chẳng may vận nước gian nan
Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng…”
Hay trích thư vào mùa khai trường đầu tiên năm 1945 với câu: “Nước nhà mong chờ ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Qua những lời trên chúng ta chắc chắn đã nắm rõ về tầm quan trọng của việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục đối với thế hệ mầm non của đất nước.
Tuy nhiên, trong nước vẫn xuất hiện các tình trạng bạo hành, bóc lột sức lao động đặc biệt là tình trạng xâm hại tình dục ở trẻ em. Nhiều em còn bị tước đi quyền cơ bản, được đi học vui chơi. Các vùng miền núi, nông thôn nhiều nơi còn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ em.
Vì thế, chúng ta cần phải chúng tay bảo vệ trẻ em, bởi vì đây không là trách nhiệm của riêng ai. Để đem lại cho thế hệ mầm non những điều tốt nhất, chúng ta cần phải quan tâm đến các phát triển mô hình điểm tư vấn bảo vệ trẻ em hay khuyến khích tổ chức cá nhân, xã hội cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Điều quan trọng nhất đó chính là trang bị kiến thức pháp luật về Luật trẻ em, các bậc phụ huynh phải chuẩn bị cho mình kỹ năng chăm sóc và bảo vệ con trẻ.
Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam
Việt Nam vinh dự trở thành nước đầu tiên tại Châu Á và thứ 2 trên thế giới chính thức phê chuẩn các Công ước về Quyền trẻ em của Liên hợp quốc vào ngày 20/2/1990.
Cho đến nay, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng về các chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong toàn hệ thống pháp luật. Do đó, Đẳng đã đặc biệt cụ thể hóa nhiều quan điểm tiến bộ vào Luật Trẻ em ( có hiệu lực từ ngày 1/6/2017) để tăng cường việc cải tiến giáo dục cũng như bảo vệ trẻ em.

Nội dung quyền được bảo vệ được chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam
Dưới đây là một số quyền của trẻ em (áp dụng đối với người dưới 16 tuổi):
Trong bộ luật số 5/2004/QH11 của Quốc hội về Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thuộc chương 2 từ điều 11 đến điều 20 gồm một số điều cơ bản sau:
- Quyền được bảo vệ:
Trẻ em có quyền được khai sinh và có giấy quốc tịch.
Trẻ em có quyền được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể danh dự và nhân phẩm
- Quyền được chăm sóc:
Trẻ em có quyền được bảo vệ sức khỏe, được chăm sóc.
Trẻ em dưới 6 tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu. Khám bệnh, chữa bệnh mà không phải trả tiền tại các cơ sở y tế nhà nước (công lập).
- Quyền được giáo dục:
Trẻ em có quyền được học tập.
Trẻ em có quyền vui chơi, được tham gia hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, được du lịch phù hợp với lứa tuổi.

Bổn phận của trẻ em và Trách nhiệm gia đình, xã hội
Bổn phận trẻ em
Bổn phận của trẻ em được nêu rõ trong chương II ở điều 21 với một số điều cơ bản như sau:
- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình;
- Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường;
- Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình;
- Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức; tôn trọng pháp luật; tuân theo nội quy của nhà trường; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc;
- Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.
Trách nhiệm gia đình, xã hội
Trách nhiệm gia đình, xã hội đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thuộc chương III từ điều 23 đến điều 58, cơ bản như sau:
- Gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ và giáo dục con cái.
- Xã hội phải cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát huy, bảo vệ quyền lợi của trẻ em.
Ngoài các Quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam, bổn phận trẻ em và trách nhiệm gia đình xã hội, thế hệ mầm non của đất nước còn cần phải chăm học và rèn luyện thân thể, cải thiện bản thân không ngừng để trở thành người tốt cho xã hội. Góp phần trong công cuộc phát triển và xây dựng đất nước ngày càng trở nên giàu mạnh.