Bài viết hôm nay chúng ta hãy cùng nhau phân tích những ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường. Thuốc hóa học bảo vệ thực vật là một danh từ không mấy xa lạ, đặc biệt là đối với những người làm trong ngành nông nghiệp. Từ thời Hy Lạp cổ đại, con người đã biết sử dụng các chất vô cơ với mục đích tiêu diệt các loài côn trùng gây hại. Sau đó đến cuối thế kỉ XIX, thuốc hóa học bảo vệ thực vật bắt đầu được nghiên cứu và phát triển nhằm phục vụ cho việc sản xuất và bảo quản nông sản của bà con nông dân.
Anh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường
Thuốc hóa học bảo vệ mặc dù có lợi cho việc bảo vệ thực vật khỏi những tác nhân gây hại làm ảnh hưởng đến mùa màng, ảnh hưởng đến chính cuộc sống của người nông dân thì nó cũng có ảnh hưởng xấu đến quần thể sinh vật là môi trường
Đối với quần thể sinh vật
Nếu người dân không sử dụng đúng quy trình, lạm dụng quá nhiều với những loại có nồng độ cao có thể gây cháy, táp lá, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển tự nhiên của cây, đồng thời cũng khiến sụt giảm về chất lượng nông sản

Thuốc hóa học bảo vệ thực vật có mục đích diệt trừ những sinh vật gây hại. Tuy nhiên như chúng ta đã biết, có sinh vật hại và lợi. Việc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật đã vô tình giết cả những loài sinh vật có lợi. Hành động này đã phá vỡ đi sự cân bằng sinh thái
Mặc dù thuốc hóa học bảo vệ thực vật được phát triển rộng rãi với mục đích bảo vệ mùa màng cho người dân, nhưng không phải loại thuốc nào cũng toàn diện và có thể diệt được tất cả các loại sinh vật gây hại, thậm chí vẫn có những quần thể sinh vật kháng thuốc và ảnh hưởng đến mùa màng và sự phát triển về kinh tế của người dân
Đối với môi trường
Môi trường luôn là nhân tố chịu nhiều sự tác động nhất từ quá trình sinh hoạt của người dân. Việc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật có gây hại đến môi trường cũng là điều dễ hiểu, không nằm ngoài dự đoán
Khi người nông dân sử dụng thuốc đồng nghĩa với việc thuốc không chỉ ngấm vào thực vật mà còn ngấm vào đất, ngấm vào nguồn nước gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước – ảnh hưởng đến môi trường thủy sinh
Nhiều loại thuốc có độc dược cao có thể vẫn tồn lưu trong cơ thể cây trồng. Sau khi vật nuôi ăn theo thức ăn vào người cũng dễ mắc nhiều bệnh khác nhau
Trong thực phẩm vẫn còn tồn động tàn dư của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm là rất cao, không thể tránh được
Tìm hiểu về thuốc hóa học bảo vệ thực vật

Chúng ta cùng nhau phân tích sâu hơn về thuốc hóa học bảo vệ thực vật để càng hiểu rõ về tầm ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường
Thuốc hóa học bảo vệ thực vật là tên gọi dùng để chỉ các sản phẩm hóa chất được sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp với mục đích nhằm ngăn ngừa, phòng trừ và tiêu diệt các đối tượng gây phương hại cho cây trồng, cho nông lâm sản hay để điều hòa, giúp kích thích sự tăng trưởng cho các giống cây trồng. Đây là thuốc đã được đăng ký vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam
Phân loại về thuốc hóa học bảo vệ thực vật
Dựa theo cấu trúc, nguồn gốc hóa học
Hiện nay, thuốc hóa học bảo vệ thực vật có 2 nguồn chính là hóa học tổng hợp và sinh học
Đối với thuốc có nguồn gốc từ hóa học tổng hợp: là các sản phẩm có thành phần hoạt chất gồm các chất hóa học vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp và hầu hết đều là chất độc
Đối với thuốc có nguồn gốc từ sinh học: là các sản phẩm có nguồn tự nhiên, các chế phẩm sinh học từ các thảo dược hay các chủng vi sinh được nuôi dưỡng trên môi trường dinh dưỡng khác nhau. Các sản phẩm này có tính độc nhẹ hơn so với loại có nguồn gốc từ hóa học tổng hợp
Theo mục đích sử dụng
Có 4 mục đích mà các nhà điều chế đã chia ra khi sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật: thuốc diệt trừ cỏ dại, thuốc trừ côn trùng gây hại, thuốc trừ vi sinh vật gây hại, thuốc điều hòa sinh trưởng, phát triển
Theo dạng thuốc
Hiện nay có nhiều dạng thuốc khác nhau để phù hợp với nhu cầu sử dụng của người nông dân. Ví dụ như: thuốc dạng sữa, dạng bột thấm nước, dạng hạt, dạng dung dịch,…..
Có 4 hình thức tác dụng chính khi sử dụng thuốc cần biết: thông qua tiếp xúc, vị độc, nội hấp và xông hơi
Theo cách xâm nhập và nhóm độc
Có 3 cách xâm nhập gồm:
- Thuốc vị độc – xâm nhập độc qua đường tiêu hóa
- Xâm nhập qua tiếp xúc – qua da và vỏ bọc cơ thể
- Xâm nhập xông hơi – ngộ độc qua đường hô hấp
Có 3 cấp độc gồm; độc cấp tính, độc mãn tính và rất độc
Biện pháp hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật
Có rất nhiều những biện pháp khác nhau để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật, như:
- Người nông dân chỉ nên sử dụng thuốc khi mùa dịch bệnh tới ngưỡng gây bệnh, gây ảnh hưởng đến mùa màng
- Sử dụng bảo vệ thực vật có hệ số chọn lọc cao, khả năng phân hủy nhanh
- Sử dụng đúng thời gian, đúng nồng độ, liều lượng
- Tuân thủ quy định an toàn lao động trong quá trình xịt, phun thuốc
- Bảo vệ môi trường: sau khi đã thực hiện phun thuốc thì cần thu gom lại những chai, lọ đã dùng rồi. Ngoài ra nên chọn lọc những loại thuốc có nồng độ vừa phải để không gây ảnh hưởng quá nhiều nếu thuốc có theo nước mưa và ngấm xuống đất
Nhận xét về sự ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật
Như vậy, thông qua bài viết hôm nay chúng ta đã thấy được ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường. Thuốc hóa học bảo vệ thực vật có lợi ích bảo vệ thực vật, mùa màng khỏi những sinh vật gây hại, giúp bảo vệ lợi ích, phát triển kinh tế cho người nông dân. Tuy nhiên, việc lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách sẽ khiến thuốc gây ảnh hưởng đến thực vật, quần thể sinh vật và môi trường. Để hạn chế những rủi ro cho chính người dân và môi trường, những người nông dân luôn cần chọn những loại thuốc với nồng độ phù hợp, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.